Google sử dụng Liên kết nội bộ (Internal Links) để tìm hiểu, thu thập những nội dung có liên quan với nhau trên trang web và đánh giá giá trị của nội dung đó. Biết cách tối ưu hóa liên kết nội bộ & tận dụng mối liên hệ mật thiết giữa các bài post, page của trang web, bạn sẽ cải thiện được đáng kể thứ hạng từ khóa của mình.
Ngoài ra, liên kết nội bộ còn hỗ trợ tăng trải nghiệm người dùng trên Site: Time on site (thời gian ở lại trang), time on session (thời gian mỗi phiên), Page per session (Trang trên mỗi phiên), Tỷ lệ thoát…
Như vậy, việc tối ưu Liên kết nội bộ là việc cần thiết với người làm SEO, giúp tăng trải nghiệm người dùng, tăng thứ hạng SEO, mang lại nhiều lượng truy cập không trả phí. Đặc biệt, liên kết nội bộ hoàn toàn có thể được kiểm soát mà không cần quá nhiều yếu tố kỹ thuật để tối ưu.
Liên kết nội bộ (Internal link) là liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 tên miền (Domain). Thông thường, Internal link được sử dụng để điều hướng Google Bots và người dùng trên website.
Cách chèn liên kết nội bộ trong mã html (internal link html):
<a title = “Tiêu đề liên kết” href = “Liên kết”> Anchor Text </a>
VD: <a title = “Website Phạm Quỳnh Trang”
href = “https://quynhtrangpham.com/“> Liên kết nội bộ </a>
Liên kết nội bộ có ba mục đích chính:
- Hỗ trợ điều hướng website
- Xác định kiến trúc và phân cấp của một website
- Phân phối page authority và sức mạnh xếp hạng trên toàn website
Internal Link xuất hiện bên trong bài viết, các trang, ở thanh menu, ở header, footer và side bar. Liên kết nội bộ giúp hình thành nên cấu trúc phân cấp của 1 website. Một cấu trúc thường thấy nhất là liên kết nội bộ chảy từ trang chủ tới các trang danh mục rồi tới các bài viết và ngược lại.
Phân loại Internal Link
Có 2 loại liên kết nội bộ là tuyệt đối và tương đối. Một liên kết tuyệt đối chỉ định một URL đầy đủ, gồm giao thức và tên miền. Một liên kết tương đối không chỉ rõ giao thức hoặc tên miền, làm cho trình duyệt và các công cụ tìm kiếm giả sử nó đề cập đến cùng một tên miền. Trong HTML, 2 loại liên kết này có dạng như sau:
- Liên kết tuyệt đối – html: <a href=”http://quynhtrangpham.com/about-us”>Anchor text</a>
- Liên kết tương đối – html: <a href=”/about-us”>Anchor text</a>
Menu và các yếu tố điều hướng, ví dụ như header, footer, sitebar và breadcrumbs chủ yếu gồm liên kết nội bộ. Các liên kết nội bộ như vậy giúp tạo thành cấu trúc phân cấp của một website. Thông thường, các liên kết điều hướng dẫn người dùng từ trang chủ thông qua các trang mục tiêu đến trang đích và ngược lại.
Bài viết tập trung chủ yếu vào các liên kết nội bộ không phải điều hướng. Nói cách khác, các liên kết xuất hiện trong nội dung chính của trang và không phải là một phần của menu, sidebar, header, footer hoặc các yếu tố điều hướng khác. Các liên kết như vậy phục vụ các mục đích sau:
- Cung cấp thêm những thông tin hữu ích, liên quan đến nội dung hiện tại. Một liên kết từ một bài viết về áo nữ tới bài viết về quần nữ sẽ cung cấp sự liên quan, cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn.
- Quảng bá các sản phẩm, dịch vụ từ những bài viết phù hợp với đối tượng mục tiêu. Ví dụ, trên bài viết tư vấn về cách chọn áo cho các bạn nữ, liên kết đến các bài landing page bán hàng áo nữ để điều hướng người dùng từ bài viết đó về trang bán hàng và mua áo nữ.
- Giúp công cụ tìm kiếm, thu thập dữ liệu trang web nhanh hơn.
- Cải thiện thứ hạng từ khóa.
Tương tự như nhiều yếu tố SEO, Internal Link có tác dụng rất lớn trên website. Nó ảnh hưởng đến số liệu tương tác của người dùng, bao gồm time on site, số pageview trên phiên và tỷ lệ chuyển đổi. Mặt khác, đó là một yếu tố xếp hạng quan trọng có thể tăng vị trí page trong SERPs và mang lại lượng traffic tự nhiên.
So sánh Backlink và Internal Link
Liên kết ngoài (backlink) là trang web khác. Bạn không thể kiểm soát Backlink. Trừ khi bạn sở hữu cả đống vệ tinh rồi tùy ý sử dụng
Đọc các bài viết để biết cách phân biệt các loại Link TẠI ĐÂY
Lợi ích của Liên kết nội bộ
Bên cạnh việc hỗ trợ hình thành cấu trúc website, liên kết nội bộ còn đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể:
Hỗ trợ SEO
Liên kết nội bộ chuyển sự uy tín (authority) từ trang này sang trang khác. Từ đó, hỗ trợ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, ảnh hưởng đến thứ hạng SEO
“Sự uy tín trên internet “chảy” từ trang này sang trang khác thông các qua các liên kết”. Khi một trang A liên kết đến trang B, trang A đã chuyển một phần sự tín nhiệm (credibility/authority) vào trang B, đồng thời tăng sự xếp hạng của trang B. Độ tín nhiệm này đôi khi được gọi là “link juice“. Nhưng phần lớn SEO-ers gọi nó là “Độ uy tín” (Authority).
Các liên kết đến từ các trang web khác – liên kết ngoài (backlink) truyền “Domain Rating” (hoặc Domain Authority). Các liên kết này góp phần tăng uy tín (và nhiều khả năng về việc được xếp hạng) của tất cả các trang trên website. Đó là điều mà liên kết nội bộ không thể làm được.
Liên kết nội bộ không làm tăng uy tín của tổng thể trang web của bạn. Nhưng chúng truyền sự uy tín giữa các page trong trang web.
Internal link truyền “Url Rating” (sự uy tín của trang – Page authority) từ trang này sang trang khác. Thông qua liên kết, các trang có thể giúp đỡ nhau xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Lưu ý: Bạn có thể dùng những trang nhiều traffic link tới những trang SEO. Điều này hỗ trợ trang SEO có nhiều traffic và thúc đẩy thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo tính liên quan, tránh Spam
Thỏa mãn nhu cầu người dùng
Liên kết nội bộ giúp điều hướng người dùng vào những trang mà họ quan tâm, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng khả năng sử dụng (Usability)
Dựa vào nhu cầu tìm kiếm của người dùng, bạn có thể sử dụng liên kết nội bộ để điều hướng đến những trang chuyên sâu hơn, có liên quan đến nội dung khách hàng thắc mắc.
Tối ưu hóa chuyển đổi
Internal Link hỗ trợ thúc đẩy khách truy cập phản hồi theo những lời kêu gọi hành động (call-to-action). Từ đó, tối ưu hóa chuyển đổi: Conversion Optimization
Trên website của bạn, có những trang thôi thúc khách hàng truy cập “hành động”. Trong Content Marketing, điều này thường là do chúng đã chuyển đổi thành công một tỷ lệ cao của khách truy cập thành người theo dõi (visitors -> subscribers) hoặc biến họ thành khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm Ví dụ: Các trang mua hàng, để lại thông tin, đặt hẹn,… là những trang có tỉ lệ chuyển đổi cao.
Điều hướng người dùng đến những trang hướng tới hành động có thể tạo một tác động đáng kể về khía cạnh Marketing. Một liên kết nhỏ có thể giúp kết nối lượng truy cập thành khách hàng thực thụ của mình. Chuyển visitors (người đọc) thành Buyers (người mua hàng)
Cách Internal link bổ trợ cho Bán hàng
Mục tiêu của bạn với tư cách là một digital marketer là làm sao để thu hút thật nhiều khách truy cập. Sau đó, giới thiệu và trình bày những tuyên bố marketing mạnh mẽ. Đồng thời, hỗ trợ những lời khẳng định đó bằng những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, khéo léo để dẫn dắt người dùng hành động.
Khi đó, Internal link sẽ là công cụ tuyệt vời để nhắc nhở người dùng thực hiện tương tác.
Vậy, các bài viết của bạn có Call-to-action chưa? Hãy nhìn vào nội dung cuối mỗi bài viết:
- Dòng cuối cùng của bài viết là gì?
- Có gợi ý cho khách truy cập hành động không?
- Có gợi ý sự hỗ trợ không?
- Nó có bắt đầu một cuộc trò chuyện?
- Hay là trang chỉ đơn giản kết thúc?
Một số ví dụ kêu gọi hành động (Calls-to-action) mà bạn có thể đặt trong bài viết!
Để nhận báo giá khuyến mãi xe 7 chỗ Honda CRV 2020 tại Honda Ôtô Sài Gòn Quận 2, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0933 47 6767 hoặc Đăng ký TẠI ĐÂY.
Bạn thắc mắc và cần tư vấn về dịch vụ SEO HCM? Hãy đăng kí dịch vụ để được chúng tôi tư vấn ngay!
Liên kết nội bộ internal Link này tuy nhỏ bé nhưng góp phần giúp tạo ra một số lượng khách hàng tiềm năng nhất định.
Mô hình internal link - Link Wheel
Link Wheel là một dạng Mô hình liên kết nội bộ, giúp hỗ trợ:
- Tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ
- Kéo traffic về cho website
- Lên top hàng loạt keyword
- Định vị website là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực với các bài viết phủ thông tin thị trường
- Thúc đẩy chính xác URL SEO mong muốn lên top thành công
Mô hình Link Wheel cơ bản - Tận dụng Thematic Content
Vậy, Thematic content là gì? Lợi ích của Thematic Content? Các áp dụng khi xây dựng mô hình liên kết nội bộ?
Phân loại Content Website
Bạn có biết: Không phải tất cả content trên website đều giống nhau!
Tùy thuộc vào chức năng của content đối với người dùng và công cụ tìm kiếm, nội dung website được phân loại ra làm 2 phần: Operational Content (Nội dung hoạt động) và Thematic Content (Nội dung theo chủ đề).
Operational Content
Operational Content (Nội dung hoạt động) thể hiện thông tin quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Ví dụ: Bạn cung cấp sản phẩm Ô tô thì trên website, operational content này sẽ bao gồm các trang: Trang chủ, Giới thiệu, Liên hệ, Đăng ký báo giá, Dự toán chi phí, Đăng ký lái thử, (Tham khảo website: https://hondaotophattien.com.vn/)
Operational content sẽ hoạt động như “yếu tố cần thiết” mà người dùng cần đến nếu muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Dù không có quá nhiều cơ hội để bạn có thể “sáng tạo” hoặc xây dựng liên kết backlinks và SEO thông qua thông tin này, nhưng Operational Content mang đến giá trị hữu ích trong việc liên lạc cũng như trải nghiệm người dùng trên website.
Thematic Content
Bên cạnh Operational Content, Thematic Content (Nội dung chủ đề) đại diện cho phần nội dung chính trong website của bạn, bao gồm các dạng bài: Trang sản phẩm, Trang dịch vụ, Phụ kiện, các bài tư vấn về sản phẩm/ dịch vụ…
Tìm hiểu về Semantic Content và Thematic Content – Định hướng làm content trong tương lai, vừa đáp ứng nhu cầu người dùng vừa thỏa mãn các thuật toán của Google: Hummingbird, RankBrain và Panda. Đồng thời, cách xây dựng content này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung bao trùm cả một chủ đề lớn, giúp website thống lĩnh thị trường với hàng trăm, hàng ngàn từ khóa khác nhau. Đọc Bài viết chi tiết Tại Đây
Lợi ích của Thematic Content đối với Website
Nội dung chủ đề hiểu một cách đơn giản là những nội dung bạn muốn SEO, hỗ trợ tăng traffic vào website và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Thematic content giúp:
- Target vào các từ khóa
- Xây dựng liên kết
- Cung cấp giá trị thực cho người truy cập vào website
Trong trường hợp website của bạn có traffic không cao, rất có thể bạn đang gặp vấn đề với Thematic Content của chính mình.
Về khía cạnh kĩ thuật
Việc thêm vào một nền tảng nội dung rộng lớn có chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của website sẽ giúp bạn gia tăng số lần sử dụng các từ khóa LSI keyword trên toàn bộ trang web.
Bên cạnh đó, khi viết các bài viết này, bạn cũng đồng thời sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành, từ khóa ngữ nghĩa (semantic keywords). Điều này tạo nên một bức tranh lớn hơn, rõ ràng hơn cho Google hiểu chính xác về nội dung website.
Xét về khía cạnh kĩ thuật, Thematic Content với nhiều từ khóa LSI sẽ giúp website bạn liên quan đến nội dung lĩnh vực hơn.
Về khía cạnh người dùng & Google
Thematic giúp tạo dựng lòng tin, sự tin tưởng đồng thời giúp website đạt được độ uy tín nhất định trong mắt người dùng và công cụ tìm kiếm.
Chẳng hạn, nếu bạn không phải chuyên gia về xe Honda Ôtô, bạn sẽ thấy tin tưởng một website có hàng loạt bài viết về “Đánh giá xe”, “so sánh xe” “báo giá xe” có đề cập đến các từ chuyên ngành như “hộp số vô cấp VTC”, “giá lăn bánh”, “Mô-men xoắn cực đại”, “Công suất cực đại”…
Điều này đồng thời cũng được thuật toán Google Hummingbird ưa chuộng và đánh giá cao!
Thematic Content là cách bạn khiến Google và người dùng đánh giá chính xác về khả năng chuyên môn trong lĩnh vực của website bạn (THEME). Từ đó, tăng sự tin tưởng đối với website (TRUST). Sau khi, nó sẽ tăng thứ hạng Website trên Kết quả tìm kiếm. Kéo theo tăng TRAFFIC vào Website.
Google có 3 tiêu chí E – A – T (Expertiness – Authorititativeness – Trustworthiness) để đánh giá chất lượng và xếp hạng các website xứng đáng đứng ở vị trí top, được chuyển đổi thành 2 chữ T.T.T (Trust – Traffic – Theme). Đọc bài viết để biết thêm về ý nghĩa của 3 yếu tố này trong SEO
Mô hình Link Wheel
Mô hình Link Wheel là mô hình Internal Link tối ưu Thematic Content.
Sơ đồ Mô hình Link Wheel tối ưu Thematic Content
Trong đó:
- URL SEO là những URL chính: bài Sản phẩm, Dịch vụ, Thương hiệu hoặc những page mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao mà bạn muốn SEO
- Xung quanh danh mục chính “URL SEO” là các bài “Support Content” – nôm na là bài nội dung để hỗ trợ danh mục chính.
- Hơn thế nữa, mỗi bài support content kết nối với nhau thông qua các Liên kết nội bôi. Chẳng hạn: support content 1 liên kết với support content 2 tạo thành 1 Thematic Content. Từ đó, Website sẽ sở hữu một vòng lặp mạnh, khép kín và cực kì liên kết.
- Các support content này cùng đổ về một content chính – URL SEO, dẫn đến dòng chảy sức mạnh của website sẽ vô cùng lớn mạnh.
- Mô hình đi link nội bộ này luân chuyển TRUST qua từng bài viết và đi khắp website khi kết nối các bài viết này lại với nhau, cùng trỏ về bài viết chính bạn mong muốn SEO.
- Lúc này, bạn đẩy Backlink về các Support Content, hỗ trợ các bài viết lên Top. Từ đó, cộng hưởng, tăng sức mạnh và traffic của bài chính – URL cần SEO
Google ghét Backlink theo mô hình Link Wheel nhưng RẤT THÍCH Internal Link theo mô hình đi link nội bộ này
Lưu ý: Bạn chỉ nên chỉ tối ưu tối đa Link Wheel theo 5 tầng (5 bài suport content). GG bot chỉ khuyến khích cộng hưởng 5 tầng.
Mô hình Link Wheel tối ưu được cả 3 chữ T: Trust – Traffic – Theme mà Google khuyến khích xây dựng cho website.
Ví dụ: Bạn có Thematic Content “Honda City”
URL SEO là bài viết sản phẩm “Honda City”
Các Support Content lần lượt là các chủ đề nhỏ xoay quanh Honda City ở các khía cạnh khác nhau:
- Đánh giá Honda City
- Độ Honda City
- So sánh Honda City và Honda Jazz
- Cách sử dụng Honda City
- Phân tích xe Honda City 1.5 TOP
Các support content internal link với nhau tạo thành vòng khép kín và trỏ link về lại URL SEO, thúc đẩy Bài viết cần SEO lên Top.
Yêu cầu đối với Support Content:
- Viết 5 bài này thật chất lượng theo chuẩn SEO
- Mỗi bài dài tối thiểu 1500 chữ
- Tối ưu kĩ càng onpage cho từng bài viết
- Internal Links cho các bài viết này
- Đi Backlink cho những bài Support Content
Chắc chắn, chỉ trong vòng 2 – 3 tháng, 5 bài viết support này của bạn sẽ nhảy lên top đối với các bài viết chính. Chưa kể, chỉ cần 1 trong số các bài viết của bạn đạt được lượng traffic cao thì tất cả những bài viết khác có gắn liên kết nội bộ – internal link với nó, traffic cũng sẽ tăng dần nhanh chóng.
Mô hình Link Wheel nâng cao – Tối ưu phễu hành trình khách hàng
Tìm hiểu về phễu hành trình khách hàng
Phễu hành trình khách hàng là một trong những yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả mà rất nhiều người làm marketing áp dụng.
Việc áp dụng kết hợp phễu hành trình khách hàng trong marketing cùng với Thematic Content không chỉ tối ưu công cụ tìm kiếm mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi, thỏa mãn nhu cầu hành vi người dùng.
Đối với marketing, trước khi tiến đến việc mua hàng, khách hàng cần trải qua 3 giai đoạn tương ứng với 3 phần Top, Middle và Bottom of Funnel.
Phễu hành trình khách hàng: TOFU – MOFU – BOFU
- Tofu: Xây dựng sự chú ý, giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải
- Mofu: Giải pháp cho vấn đề. Biến website trở thành chuyên gia trong ngành.
- Bofu: Bán hàng
Càng về đáy phễu, lượng tìm kiếm từ khóa càng giảm, tỷ lệ chuyển đổi càng tăng.
Khi Website cung cấp đầy đủ thông tin ứng với Quá trình ra quyết định mua của khách hàng, website sẽ được hiểu như là một trang web có chuyên môn. Từ đó, xây dựng sự tin tưởng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Khách hàng sẽ dễ dàng mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn rất nhiều
Khi nghiên cứu từ khóa, bạn cần phân loại từ khóa theo hành vi người dùng, dễ dàng tạo phễu hơn
Áp dụng mô hình phễu trong việc viết Content:
Cuối cùng, khi đã quyết định sẽ mua hãng máy giặt Panasonic chẳng hạn. Họ sẽ lại tìm kiếm để xem thêm chi tiết hơn về loại máy giặt của hãng này.
Vậy thì, thay vì chỉ SEO máy giặt Panasonic cho website, bạn đã SEO thêm các thông tin xung quanh về nhiều loại máy giặt khác nhau, các bài viết so sánh, đánh giá… hỗ trợ khách hàng trong quá trình ra quyết định mua.
Xét theo mô hình phễu Marketing, bạn đã thành công trong việc:
- Xây dựng cho khách hàng nhận thức về sản phẩm của bạn (Top of funnel)
- Hướng dẫn và đưa ra cho khách hàng một giải pháp (Middle of funnel)
- Giải thích và chứng minh cho khách hàng thấy lựa chọn giải pháp của bạn là tối ưu và phù hợp nhất (Bottom of funnel)
Mô hình Link Wheel nâng cao
Khi áp dụng Mô hình Phễu hành trình khách hàng vào mô hình Internal Link trước đó, ta được mô hình mới vừa tối ưu SEO vừa tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Việc kết hợp kiến thức mô hình về phễu trong content SEO, mô hình về dòng chảy sức mạnh (TRUST) và mô hình về tối ưu THEME thì cuối cùng bạn sẽ ra được một mô hình tối ưu liên kết nội bộ Link Wheel như bên dưới:
Chấm màu cam ở giữa tượng trưng cho trang danh mục chính mong muốn SEO của bạn (có thể là dịch vụ, sản phẩm. tin tức…).
Các chấm tròn xung quanh chính là support content liên kết với nhau tạo nên dòng chảy sức mạnh TRUST xuyên suốt.
Qua từng layer – lớp/vòng của các chấm tròn, bạn sẽ thấy các nội dung được liên kết với nhau theo mô hình phễu – bài viết sẽ từ bao quát đến chi tiết dần trên nhiều khía cạnh qua các vòng.
Tóm lại, việc bạn cần làm chính là:
- Viết nhiều bài về các chủ đề con khác nhau. Mỗi bài viết có nội dung chi tiết, chất lượng
- Các bài viết có từ khóa ít cạnh tranh, dễ lên Top và kéo traffic.
- Tối ưu Internal Link theo Mô hình Link Wheel để tối ưu yếu tố TRUST và phễu Content.
- Đi backlink cho các bài Support Content
Vì sao Mô hình Internal Link Entity – Link Wheel hiệu quả?
1. Các bài đăng blog là các bài viết Semantic Content. Khi tạo dựng mối quan hệ cho chúng, thông qua Internal Link, nó sẽ tạo thành Themantic Content – Một mạng lưới Content về chủ đề liên quan mật thiết.
2. Khi tối ưu theo mô hình này, bạn sẽ có thể triển khai các Offpage SEO (backlink) vào các Support Content thay vì trực tiếp URL SEO (trang dịch vụ/sản phẩm). Việc bắn link trực tiếp vào các Thematic Content giúp:
- Thúc đẩy các bài viết Thematic Content này nhanh chóng lên top và có traffic. Vì tối ưu theo mô hình Link Wheel, thứ hạng các bài viết khác cũng sẽ được ảnh hưởng và kéo lên theo. Tất cả Link Juice cuối cùng truyền vào URL SEO chính.
- Tạo dựng sự liên quan cho toàn bộ cấu trúc Silo Thematic
- DA tăng một cách nhanh chóng và kéo trust của tổng thể website lên. Thúc đẩy lên top hàng loạt từ khóa
- Giúp cho mật độ backlink cân bằng hơn và chỉ để những backlink chất lượng bắn vào URL SEO (tránh hình phạt Google Penguin).
Lưu ý: Bạn không cần lo lắng bị Google phạt vì Backlink không chất lượng, ảnh hưởng đến URL chính cần SEO. Trong trường hợp đó, Google sẽ phạt các bài Support content trước. Thậm chí, bài viết xung quanh này ngay cả khi bị phạt cũng vẫn sẽ tiếp tục lưu chuyển cho dòng chảy TRUST và kéo lượng traffic về cho các bài viết khác, hỗ trợ kéo traffic cũng như thúc đẩy tăng trưởng cho URL SEO.
Câu hỏi thường gặp
Internal link bao nhiêu là đủ?
Đề xuất của Google về Internal Link
Matt Cutts (cựu trưởng nhóm chất lượng Google) trong video xác nhận rằng: Miễn là các Internal Link hữu ích cho người dùng thì bạn muốn dùng bao nhiêu liên kết cũng được.
Đã từng có một quy tắc không quá 100 liên kết trên một trang trong Nguyên tắc quản trị trang web của Google. Tuy nhiên, họ đã xóa quy tắc đó.
100 liên kết có vẻ như rất nhiều nếu website của bạn là một trang web nội dung. Nhưng trong trường hợp các bài viết của Wikipedia, chúng có thể có 300-400 liên kết. Do đó, nếu các Internal Link đều hữu ích, hãy để nó trên trang.
Theo nguyên tắc quản trị trang web, Google nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết neo văn bản và mô tả tốt cho liên kết nội bộ.
Bên cạnh câu trả lời của Matt, cách tốt nhất để hiểu cách sử dụng liên kết nội bộ là xem Google và các thương hiệu đáng tin cậy khác đang sử dụng liên kết nội bộ trên trang web của họ như thế nào.
Google sử dụng liên kết nội bộ trong website như thế nào?
Khi bạn làm SEO, đừng quên theo dõi blog trung tâm quản trị trang Web của Google. Đó cũng là phương pháp tốt để hiểu cách Google đang sử dụng liên kết nội bộ và bạn hoàn toàn tin tưởng vào cách sử dụng đó.
Ta thấy, Google sử dụng rất nhiều liên kết nội bộ trong bài viết của họ và họ cũng sử dụng Anchor Text là các từ khóa chính xác.
Trang có gần 400 liên kết. Trong đó, có 268 Internal Link (0 nofollow) và 91 External Links (11 nofollow).
Còn Wikipedia thì sao?
Ví dụ hoàn hảo cho việc sử dụng liên kết nội bộ là Wikipedia. Nếu xem bất kỳ trang nào trên Wikipedia, bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy rằng họ đang sử dụng hàng chục liên kết nội bộ trong website (với các Anchor Text là các từ khóa chính xác).
Đọc thử trang Google trên Wikipedia, bạn có thể thấy rất nhiều internal link trong nội dung bài viết.
- Số lượng Internal links: 1757 (1 nofollow)
- External links: 208 (44 nofollow)
Bing Đề xuất về Internal Link?
Google không phải là công cụ tìm kiếm duy nhất trên mạng. Vì vậy để có kết quả tối ưu, bạn luôn phải biết cách các công cụ tìm kiếm khác tiếp cận SEO và xây dựng liên kết nội bộ.
Bing cũng hỗ trợ sử dụng liên kết nội bộ trong hướng dẫn quản trị trang web của họ. Họ nói rất rõ về liên kết nội bộ và nó cũng hoàn toàn đồng ý với hướng dẫn từ phía Google. Cụ thể, Bing đã nêu:
“Internal links – helps create a view of how content inside your website is related. Also helps users navigate easily to related content” – “Liên kết nội bộ hữu ích cho việc tạo ra một cái nhìn về cách các trang web của bạn có liên quan và cũng giúp người dùng tìm thấy nội dung liên quan”.
Những Internal Link nào thì nên để Nofollow?
Bạn chỉ nên để Nofollow ở khu vực Login và Quản trị. Các Internal Links khác, để dofollow
Cách sử dụng Anchor Text từ khóa
Anchor text có tác dụng lớn trong việc giúp Google định hình từ khóa tương ứng với landing page được tốt hơn, từ đó tăng thứ hạng của chính từ khóa đó. Bạn cần để Anchor Text phù hợp từ khóa và đúng với nội dung của liên kết đến.
Sau khi thuật toán Penguin ra đời, nhiều ý kiến đã cho rằng không nên sử dụng nhiều anchor text từ khóa chính xác nữa, sẽ rất dễ bị phạt. Với liên kết nội bộ, bạn có thể tùy ý sử dụng anchor text từ khóa chính xác nhiều hơn mà không gặp bất cứ vấn đề gì.
Tuy nhiên, bạn cũng nên đa dạng Anchor Text để đảm bảo tính tự nhiên và Quan trọng là giá trị mang lại cho người dùng. Bạn có thể sử dụng: Từ khóa chính xác, từ khóa dài, từ khóa đồng nghĩa, các từ không phải từ khóa như: Tại đây, Xem thêm, Click…
Như vậy: Số lượng internal link trong 1 bài viết là không giới hạn, miễn là nó có liên quan và mang lại giá trị cho người dùng
Cách tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) vào Internal Link
- Hãy mô tả: Cho phép khách truy cập biết lợi ích của việc nhấp liên kết
- Sử dụng các từ hành động mạnh mẽ
- Thực hiện theo các phương pháp hay nhất về tỷ lệ nhấp: sử dụng tiếng nói của người ảnh hưởng, các lời gọi hành động có liên quan
- Ngay cả khi bạn định dùng liên kết nội bộ để thúc đẩy SEO, hãy nghĩ đến khách hàng. Hỏi xem liên kết nội bộ này có tốt cho họ không?
Nên đặt các Internal Link ở đâu?
Thêm liên kết bất cứ khi nào, miễn là đảm bảo sự liên quan nội dung và hữu ích với người dùng. Nếu các trang không có nội dung liên quan, đừng liên kết!
Liên kết từ trang mới đến trang cũ và từ trang cũ đến trang mới. Sau khi xuất bản nội dung mới, bạn nên tạo liên kết đến nó từ các bài viết cũ (liên quan) để đẩy nhanh Index, tăng traffic, từ đó thúc đẩy thứ hạng từ khóa.
Liên kết nội bộ trong website có thể nằm ở Sidebar, Menu, Header, Footer hoặc Trong nội dung bài viết. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều bình đẳng. Để liên kết nội bộ có giá trị SEO, nó phải nằm trong phần nội dung của trang hoặc bài đăng. Liên kết nội bộ trong thanh bên, chân trang, menu, đầu trang không đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối “Link Juice”, mà chỉ sử dụng để hỗ trợ điều hướng người dùng.
Lưu ý khi sử dụng Internal Link
Cấu trúc website “Nông”
Hiện nay, người dùng rất khắt khe với những hành động tốn nhiều thời gian, kể cả tốc độ website lẫn thời gian để tìm được trang phù hợp. Hãy cố gắng đưa những trang quan trọng tới vị trí người dùng dễ thấy và dễ click nhất.
Việc mất nhiều thời gian, qua nhiều trang rồi mới tới được trang quan trọng sẽ dẫn tới việc mất khách hàng. Nhiều người dùng sẽ thoát khỏi website vì tốn thời gian.
Do đó, hãy giảm số nhấp chuột để truy cập những trang quan trọng, những trang có độ chuyển đổi cao.
Các trang quan trọng đều nhận được liên kết
Ngày nay, Google phụ thuộc rất nhiều vào sơ đồ website (site map) và cấu trúc link nội bộ để khám phá website. Điều này cho thấy nếu một trang web không có liên kết đến thì sẽ khó được Google nhận biết hơn. Bạn cần đảm bảo tất cả các trang quan trọng đều nhận được liên kết
Một ví dụ cho một cấu trúc liên kết không tốt là khi có một trang không link và các liên kết không nhất quán với nhau
Giữ số lượng liên kết giữa các trang hợp lý
Nếu số lượng liên kết đến một trang quá nhiều, trong khi những trang khác quá ít hoặc không có, Google sẽ nhìn nhận website của mình hoạt động không tự nhiên.
Nếu bạn đang ở trong trường hợp trên, nên giảm số lượng liên kết tới trang đó lại và thêm liên kết tới những trang khác.
Sử dụng alt cho link ảnh
Thuộc tính alt của ảnh hoạt động tương tự như anchor text của internal link. Vì vậy đây là cách giúp cho website gửi tín hiệu mạnh hơn cho Google.
Trường hợp trùng internal link trong cùng một trang
Nếu trong cùng 1 trang có nhiều internal link giống nhau, các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên cho anchor text đầu tiên. Vì thế hãy đặt anchor text nào quan trọng ở trước.
Cài đặt các liên kết điều hướng qua tab mới
Giả sử như có người dùng đang đọc nội dung website của bạn, sau đó họ click vào những internal link để đọc những nội dung liên quan khác. Vô tình họ click vào external link là youtube. Như vậy là bạn đã gián tiếp làm người dùng thoát khỏi website của mình.
Ngược lại, nếu bạn cài đặt mở tab mới cho link, người dùng sẽ không rời bỏ trang cũ mà sẽ quay lại sau đó.
Một số Lưu ý khác
Thêm liên kết nội bộ khi nó hữu ích cho trải nghiệm người dùng
- Nếu bạn không thể sử dụng các từ khoá trong một câu cho các liên kết nội bộ, bạn luôn có thể thêm chúng như là một bài đọc thêm. Ví dụ, để tìm hiểu về SEO, bạn có thể đọc bài tự học SEO cho người mới bắt đầu của mình. Ở nội dung bài đó, mình có đưa ra những vấn đề chi tiết cần khi bạn SEO 1 Website.
- Kiểm tra Internal Link: Bạn có thể sử dụng báo cáo ‘Liên kết nội bộ’ trong phần ‘Liên kết’ trong các công cụ quản trị trang web của Google để tìm hiểu về trạng thái xây dựng liên kết nội bộ của bạn (trang nào có liên kết nhiều nhất, neo văn bản được sử dụng và nhiều thông tin khác).
- Tìm liên kết hỏng (broken links)! Liên kết hỏng là không tốt cho SEO. Các liên kết thường bị hỏng vì URL của một trang đã bị thay đổi, vì vậy hãy cẩn thận khi thay đổi URL của bất kỳ trang nào.
Kết luận
Bài viết giải thích các thuật ngữ về Liên kết nội bộ là gì, Phương pháp xây dựng mô hình liên kết nội bộ Link Wheel tận dụng Thematic Content, tối ưu phễu hành trình khách hàng, là một trong những kỹ thuật thuộc Entity Building đảm bảo tối ưu 3 chữ T: TRUST, TRAFFIC, THEME. Đồng thời trả lời một số thắc mắc của các Webmaster trong quá trình xây dựng Liên kết nội bộ – Internal Link.
Áp dụng phương pháp này, bạn có thể giúp Google hiểu rõ hơn và đánh giá cao hơn độ tin cậy, chất lượng cũng như thứ hạng của website trong danh mục tìm kiếm.
Bên cạnh Internal Link, một loại link mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được là Link out (hay còn gọi là Outbound Link). Link out là những liên kết trên website của bạn trỏ đến website khác trên Internet.
Outbound link là một trong những yếu tố tối ưu trải nghiệm người dùng và tăng thứ hạng website trên SERPs. Tìm hiểu về Outbound Link, cách đi outbound link và những lợi ích mà nó mang lại qua BÀI VIẾT
cảm ơn bạn vì bài viết 😀
Thật vui vì bài viết hữu ích với bạn