Thời gian là yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với bất kỳ dự án nào. Đặc biệt là Du lịch. Vì vậy, với danh sách các hoạt động đã có sẵn, bước tiếp theo bạn cần bối cảnh hóa chúng về mặt thời gian. Bạn sẽ cần một Bộ sưu tập được thiết kế phục vụ cho mục đích này, giống như một Lịch trình.

Nếu bạn đã tạo một lịch trình trước đó. Hãy xem xét, nghiên cứu về cách thiết kế và trải nghiệm mà nó mang lại. Điều gì là phù hợp với bạn? Điều gì chưa phù hợp? Bạn đã học được gì? Có phải bạn đang lý tưởng hóa một ngày của bản thân bằng cách thêm quá nhiều hoạt động? Lịch trình hằng ngày có khiến bạn căng thẳng hoặc kiệt sức. Bạn đã từng có một chuyến đi thất bại khi không lên lịch trước chưa? Viện bảo tàng không mở cửa; Nhà hàng mà bạn đến đã full lịch đặt bàn; Hay bạn phát hiện ra mình đã bỏ lỡ một địa điểm siêu thú vị sau khi chuyến đi kết thúc.

Việc đánh giá lại thiết kế Lịch trình cũ giúp bạn tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm, tạo Bộ sưu tập mang lại trải nghiệm tối ưu hơn trong tương lai.

Thiết kế Bộ sưu tập Lịch trình

Bước đầu tiên, bạn cần tìm ra khoảng thời gian cho chuyến du lịch. Không có thời điểm hoàn hảo cho bất cứ điều gì. Tuy nhiên, hãy đừng để nó trở thành lý do của việc trì hoãn. Bạn sẽ muốn có một kỳ nghỉ dài ngày nhất có thể. Nếu là một nhân viên văn phòng, đi làm 5 – 6 ngày/ tuần, cách tốt nhất để tăng thời gian của chuyến đi là gộp nó vào các ngày lễ quốc gia. Điều này sẽ giúp kéo dài thời gian nghỉ của bạn mà không phải hy sinh quá nhiều phép năm.

Sau khi xác định khoảng thời gian dành cho chuyến đi, chúng ta bắt đầu thiết kế mẫu lịch trình của mình sao cho phù hợp. Đây là một trong số ít trường hợp bạn sử dụng cả bút mực và bút chì để tạo Bộ sưu tập. Bởi, có nhiều quyết định cần được đưa ra, và cập nhật trong suốt quá trình.

Để thiết lập Template (mẫu), chúng ta cần xem xét các biến số liên quan: Ở đâu (where), khi nào (when) và cái gì (what).

Lich-trinh-Hawaii
Lịch trình chuyến đi Hawaii

1. Cột đầu tiên là Địa điểm. Vì cần di chuyển giữa các hòn đảo, điều quan trọng bạn cần biết là Chúng ta sẽ ở đâu vào ngày nào. Trong ví dụ này, cột đầu tiên biểu thị mã sân bay của vị trí và số trang của Bộ sưu tập con tương ứng với địa điểm đó.

Điểm đến được phân luồng trong Bộ sưu tập con. Trong trường hợp có điều gì xẩy ra, bạn có thể nhanh chóng lựa chọn 1 phương án thay thế từ danh sách. Văn bản được căn dọc giúp bạn dễ quan sát và có cái nhìn trực quan khi thêm ngày tháng vào. Giữa cột vị trí và cột ngày không có border phân cách. Điều này nhấn mạnh sự chuyển đổi giữa các địa điểm, giúp bạn dễ dàng nhận biết ngày đi lại. Ngoài ra, cột vị trí kéo dài sang ngày hôm sau với các độ sâu khác nhau. Độ sâu của thanh gần như cho biết chuyến bay là mấy giờ trong ngày.

2. Cột tiếp theo trả lời câu hỏi “Khi nào” bằng cách liệt kê Thứ Ngày của chuyến đi theo thứ tự thời gian. Các Thứ và ngày trong tuần được viết to và in đậm để chúng có thể dễ dàng được nhìn thấy trong nháy mắt.

3. Sau khi có thời gian và địa điểm, việc tiếp theo là lên lịch các hoạt động tương ứng với từng khoảng thời gian trong ngày. Đầu tiên, bạn điền những hoạt động đã được cố định trước thời gian (Ví dụ: giờ bay, chuyến thăm quan đã được đặt hẹn,…). Sau đó, sắp xếp các hoạt động còn lại từ Bộ sưu tập Con “Các điểm đến” sao cho phù hợp.

Trên đây là một ví dụ minh họa về cách tạo Bộ sưu tập Lịch trình. Hi vọng, có thể đưa ra một số gợi ý hữu ích khi bạn tạo một Bộ sưu tập của riêng mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *