Một nhà thiết kế biết rằng mình đã đạt được sự hoàn hảo không phải khi không còn gì để thêm vào mà là khi không còn gì để lấy đi.
– Antoine De Saint -Exupéry

Câu nói Đề cao sự tối giản trong thiết kế

Nếu bạn tìm kiếm từ khóa “Bullet Journal” hay “Bujo” trên mạng, kết quả trả về rất nhiều mẫu Layout được trang trí tỉ mỉ, trông cực kỳ bắt mắt. Những ý tưởng này có thể tạo cảm hứng cho một số người, nhưng lại là rào cản cho một số người khác.

Một số câu hỏi mà mình thường gặp “Vẽ không đẹp thì có bắt đầu làm Bullet Journal được không? Nếu chữ viết quá xấu/ cẩu thả thì sao?”. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng duy nhất ở BuJo là nội dung, không phải cách trình bày. Để bắt đầu Bullet Journal, năng khiếu nghệ thuật duy nhất cần có của bạn là “Vẽ các đường thẳng”.

Timothy Collinson – Một Bullet Journalist nói rằng “Bujo hữu dụng dù tôi theo đuổi phong cách Bullet Journaling đơn giản. Cuộc sống của tôi đang thay đổi và trở nên tốt hơn mỗi ngày.”

Mục tiêu khi thiết kế Bộ sưu tập là tối đa hóa chức năng, tính dễ đọc và tính bền vững của chúng. Bài viết đi sâu vào từng nội dung và chia sẻ một số lưu ý hữu ích khi thiết kế Bộ sưu tập của riêng mình.

“Ít nhưng tốt hơn” là một trong những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế Bullet Journal.

Thiết kế Bộ sưu tập một cách tối giản, bao gồm những điều cần thiết nhất để bạn có thể chỉ tập trung vào những gì có ý nghĩa. Bên cạnh đó, hình thức cần đảm bảo chức năng vốn có của Bộ sưu tập.

Nếu bạn hào hứng với việc trang trí, làm đẹp sổ tay và thấy đó là điều cần thiết để duy trì động lực, hãy cứ làm những gì bạn thích. Chỉ cần nhớ rằng, Bộ sưu tập là công cụ giúp bạn tiến tới mục tiêu, chứ không phải là rào cản của hành động.

Lúc bắt đầu với Bullet Journal, mình mất rất nhiều thời gian tìm ý tưởng chủ đề, câu quote, cách trang trí nhằm tạo những Layout bắt mắt nhất. Tuy nhiên, việc này ngốn khá nhiều thời gian, khiến mình ngại mỗi lần phải lên kế hoạch hằng tháng. Sau này, nhận ra, việc trang trí là không cần thiết. Mình bắt đầu đơn giản hóa các Template và chỉ tập trung vào những mục tiêu cốt lõi.

Bộ sưu tập nên ưu tiên chức năng hơn hình thức.

Điều này không chỉ đúng đối với thiết kế templates mà còn đúng với thông tin bên trong Bộ sưu tập như: khối lượng, thời gian, khoảng cách, tên, sự kiện,…

Ví dụ: Habit Trackers là Bộ sưu tập được thiết kế giúp tạo lập một thói quen mới bằng việc theo dõi tiến trình bạn thực hiện nó mỗi ngày. Một số thói quen thường gặp: đọc sách, thiền, tập thể dục, lượng nước uống hằng ngày,… Khi mới bắt đầu, bạn rất hào hứng, thiết lập quá nhiều thới quen cùng một lúc. Tuy nhiên, hãy cố gắng không theo dõi quá 6 thói quen đồng thời. Bởi, điều này có thể khiến bạn nhanh chóng trở nên quá tải, nặng nề và làm giảm động lực hành động. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để duy trì và khả năng cao là không hoàn thành được 1 nửa trong số thói quen mà mình đã đề ra. Hãy chỉ theo dõi những thói quen mà bạn cảm thấy hứng thú nhất thời điểm hiện tại. Đừng quá vội vàng, hãy chọn lọc. Như Herr Rams gợi ý: “Bắt đầu với ít hơn, nhưng hãy làm tốt hơn”. Bạn luôn có thể bổ sung các đầu mục khác sau này. Do đó, hãy giữ cho nội dung của Bộ sưu tập tập trung vào những ưu tiên ở thời điểm hiện tại.

Một thước đo vững chắc khác về chức năng của Bộ sưu tập là mức độ phù hợp của nó trong tương lai. Một Bộ sưu tập được thiết kế tốt là Bộ sưu tập vẫn chứa nhiều thông tin hữu ích ngay cả khi nó đã đáp ứng xong mục đích sử dụng. Mình đã tạo ra rất nhiều Bộ sưu tập. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi xem lại, mình không thể hiểu bản thân đang viết cái quái gì.

Một bài tập tuyệt vời để đảm bảo tuổi thọ của Layout là thiết kế các templates của bạn theo cách mà một người lạ có thể dễ dàng hiểu được. Bạn không nhất thiết phải chia sẻ nhật ký của mình với người khác. Hãy đảm bảo rằng bản thân trong tương lai dễ dàng nhớ cách thức và lý do hoạt động của Bộ sưu tập. Từ đó, có thể áp dụng lại khi cần thiết.

Mỗi lần áp dụng lại mẫu Templates, bạn phải trải qua quá trình kiểm tra. Điều gì hiệu quả? Điều gì không? Mình có thể thay đổi điều nhỏ gì khiến mẫu Template này trở nên hiệu quả hơn. Bằng cách giữ cho các mẫu của bạn tinh gọn, việc cải tiến chức năng của chúng trở nên dễ dàng hơn. Giữ nó đơn giản, tập trung và có liên quan.

Tính dễ đọc

Không ai mới đầu đã viết chữ đẹp. Tuy nhiên, không khó để có một chữ viết dễ đọc. Miễn là bạn chịu khó rèn luyện và chú tâm vào nó. Bạn có thể thay đổi kiểu chữ viết hoặc loại bút mình đang dùng. Một chút thay đổi nhỏ như: Thay bút bi thành bút nước, chuyển chữ viết thường thành chữ viết hoa, đã có thể khiến chữ bạn dễ đọc hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, sự thay đổi này buộc bạn phải cân nhắc hơn trong việc định hình các chữ cái và rút gọn câu văn. Tuy nhiên, bút hay giấy thì cũng chỉ là công cụ. Bạn không cần tìm kiếm cây bút hay cuốn sổ hoàn hảo nhất để bắt đầu quá trình ghi chép của mình.

Tính rõ ràng không chỉ liên quan đến chữ viết mà còn bị ảnh hưởng bởi bố cục trình bày và mật độ chữ trên trang. Để các Template rõ ràng và dễ đọc, hãy chừa không gian cho những khoảng trống, chia tỷ lệ phù hợp, tạo khoảng đệm giữa các đoạn văn bản, bảng biểu, danh sách.

Điều này khiến lượng thông tin trên một trang giảm xuống. Bạn cần cân nhắc và chỉ thêm vào Bộ sưu tập những thông tin thực sự quan trọng.

Sự bền vững

Việc duy trì Bộ sưu tập cần thời gian và năng lượng. Do đó, bạn phải đảm bảo chúng thực sự mang lại giá trị cho cuộc sống của chính mình. Mỗi Bộ sưu tập là một giải pháp cho một thách thức cụ thể.

  • Mục lục là nơi tra cứu nhanh thông tin
  • Nhật ký Hàng tháng được sử dụng nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về Sự kiện, Trách nhiệm của bạn trong tháng tới.

Một bộ sưu tập không mang lại nhiều giá trị sẽ dễ dàng bị loại bỏ trong Quá trình di chuyển hằng tháng hoặc hằng năm.

Nếu bạn chưa từng Update một Bộ sưu tập nào đó. Điều đó có nghĩa là nó không mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của bạn. Đừng thất vọng, hãy bỏ nó đi. Đây là một kinh nghiệm để bạn có thể thiết kế những Template hữu dụng hơn trong tương lai.

Một phần quan trọng của Bullet Journaling là tìm hiểu những gì bạn đang tò mò và những gì thu hút bạn một cách tự nhiên. Điều này sẽ được làm sáng tỏ qua việc đánh giá Bộ sưu tập trong quá trình Di chuyển.

Bạn có thể học được nhiều điều nhờ tần suất cập nhật Bộ sưu tập. Nó không chỉ đúng với hành động của bạn mà còn đúng với cách bạn sắp xếp suy nghĩ của mình. Qua thời gian, bạn sẽ tìm ra Layout giúp mình suy nghĩ rõ ràng, tập trung và tiến bộ mỗi ngày. Bạn không chỉ chú ý hơn về cái mình đang làm mà còn Cách mà bạn làm nó. Đây là cách Bullet Journal giúp bạn học cách thiết kế các công cụ của riêng mình để cải tiến bản thân liên tục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *